Bản tin định cư

Date: 02-11-2016 05:11:17
TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI NHẬP CƯ TRỞ THÀNH DOANH NHÂN?
 Tác giả: Misamo
Lần đọc: 798

Arianna Huffington (Huffington Post), Dietrich Mateschitz (Red Bull), Elon Musk (Tesla, SpaceX), và Sergey Brin (Google) có điểm gì chung? Ngoài thành công trong lĩnh vực kinh doanh, tất cả họ đều có chung một đặc điểm: kinh nghiệm giao thoa văn hóa sâu rộng. Arianna Huffington lớn lên ở Athens và học ở London trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách một chính trị gia và chủ doanh nghiệp truyền thông. Dietrich Mateschitz đã có kinh nghiệm bán hàng tiếp thị một thời gian dài ở nước ngoài trước khi sáng lập Red Bull. Còn Elon Musk đã di cư từ Nam Phi đến Mỹ khi còn trẻ. Cuối cùng, Sergey Brin rời khỏi Liên Xô với gia đình sau khi trải qua phong trào chống Do Thái để chuyển đến Mỹ, nơi mà sau này ông đồng sáng lập Google.
 

Câu chuyện của họ là những ví dụ nổi bật cho một mô hình phồ biến. Tại Mỹ, những người nhập cư có khả năng thành công trong kinh doanh cao gần gấp đôi so với người Mỹ gốc. Trong giới doanh nghiệp, người nhập cư chiếm 27.5%,  mặc dù  khi xét theo tỷ lệ dân số họ chỉ chiếm 13%.  Ngoài ra, khoảng ¼  các công ty kỹ thuật công nghệ Mỹ từ năm 2006 đến 2009 đều có ít nhất 1 người nhập cư đồng sáng lập. Và mô hình này ngày càng mở rộng vượt khỏi Mỹ, theo dữ liệu năm 2012 của Global Entrepreneurship Monitor cho thấy phần lớn trong 69 nước khảo sát, dân nhập cư có hoạt động kinh doanh cao hơn so với dân bản địa. 

Nghiên cứu cho rằng sự lựa chọn và phân biệt có thể là một trong những nguyên do dẫn đến hiện tượng này. Có vẻ hợp lý rằng những doanh nhân hầu như di chuyển rất nhiều và chính sách nhập cư ở nhiều nước ưu ái  các cá nhân có năng lực và nhiệt huyết cao. Ngoài ra, việc phân biệt đối xử với lao động nhập cư gây ra áp lực khiến họ muốn tự làm chủ.

Trong một nghiên cứu gần đây, chúng tôi tìm ra thêm một cách giải thích khác: Kinh nghiệm các nền văn hóa khác nhau có thể làm tăng khả năng sáng tạo ý tưởng kinh doanh đầy hứa hẹn. Do sống trong nhiều nền văn hóa khác nhau, họ tiếp xúc nhiều sản phẩm mới, dịch vụ, sở thích khách hàng... Nhờ đó họ có thể áp dụng kiến thức về những vấn đề và giải pháp với khách hàng từ nước này sang nước khác. Bằng cách này người nhập cư có thể tái tạo một mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm đã thành công ở nước này vào nước khác. Starbucks (lấy cảm hứng từ quán cà phê ở nước Ý) và công ty bán lẻ online Zalando Đức (lấy cảm hứng từ Zappos) là ví dụ cho tiềm năng của chiến lược này.

Kinh nghiệm từ các nền văn hóa có thể kích thích sự sáng tạo. Sự tương tác với hai hoặc nhiều bối cảnh văn hóa có thể giúp người nhập cư kết hợp  nên những ý tưởng và giải pháp đa dạng, tạo thành một tổng thể hoàn toàn mới. Nguyên tắc này được minh họa bằng câu chuyện về nguồn gốc của Red Bull. Khi Dietrich Mateschitz tới Thái Lan vào những năm 1980, ông quan sát thấy sự phổ biến của một thức uống cung cấp năng lượng giá rẻ gọi Krating Daeng của các tài xế xe tải và công nhân xây dựng. Mateschitz  nhận thấy rằng thứ nước uống này giúp ông giảm mệt mỏi sau một chuyến bay dài, ông đã quyết định đăng ký bản quyền và bán nó tại Áo với tên Red Bull Energy Drink. Thay vì chỉ đơn giản là nhập khẩu sản phẩm, Mateschitz nhận ra cơ hội để kết hợp kiến thức thu được về sản phẩm (một thức uống thông dụng của giới tài xế xe tải) và kiến thức về thị trường quê nhà ( thị trường đồ uống bảo thủ, chủ yếu phát triển hình thức club) để tạo nên một ý tưởng kinh doanh hoàn toàn mới.  Bằng cách điều chỉnh kích thước, hương vị và thương hiệu, ông đã tạo ra loại nước uống tăng lực đầu tiên – một thứ trước đây chưa từng có ở thị trường Thái Lan lẫn  Áo.

Chúng tôi đã tiến hành hai thí nghiệm để tìm ra bằng chứng cho thấy những hiệu ứng này có thể làm cho người nhập cư kinh doanh hiệu quả hơn.

Đầu tiên, chúng tôi phân tích những tác động của kinh nghiệm giao thoa văn hóa ngắn hạn. Chúng tôi đã thử nghiệm khả năng kinh doanh (ví dụ: khả năng nhận diện các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận) của 128 sinh viên trước và sau một học kỳ sống và học tập ở nước ngoài, bằng cách hỏi họ những ý tưởng kinh doanh về truyền thông và thực phẩm bán lẻ. Đồng thơi chúng tôi cũng áp dụng tương tự cho 115 sinh viên theo học liên tục 1 học kỳ tại trường đại học ở quê nhà. Những cơ hội kinh doanh sinh viên đưa ra được đánh giá bởi bốn nhà đầu tư và chuyên gia công nghiệp, tất nhiên họ không biết được nguồn gốc ý tưởng là từ nhóm sinh viên nào.  Kết quả cho thấy một xu hướng rõ ràng: Nhóm người có kinh nghiệm giao thoa văn hóa nhận phản hồi tốt từ giám khảo và đạt điểm đánh giá ý tưởng kinh doanh tăng 17% vào cuối học kỳ. Trong khi nhóm sinh viên học liên tục tại trường đại học quê nhà, điểm đánh giá ý tưởng kinh doanh bị giảm nhẹ 3% vào cuối học kỳ.

 

Chúng tôi cũng đã tiến hành một thí nghiệm khác, trong đó chúng tôi thử nghiệm những hiệu ứng tương tự với 96 doanh nhân nhập cư Áo -  những người có kinh nghiệm giao lưu văn hóa lâu dài. Chúng tôi chia họ thành hai nhóm ngẫu nhiên. Nhóm thứ nhất chúng tôi yêu cầu họ nhớ lại những kinh nghiệm cụ thể trong thời gian sống ở nước ngoài, từ đó gợi lên sự liên kết kinh nghiệm giao thoa văn hóa của họ. Nhóm thứ hai được yêu cầu nhớ lại kinh nghiệm trung lập mà không có liên quan đến kỷ niệm giao lưu văn hóa. Cả hai nhóm được mời nêu lên những ý tưởng kinh doanh và các chuyên gia sẽ đánh giá ý tưởng của họ. Những ý tưởng kinh doanh của nhóm kích hoạt kinh nghiệm giao thoa văn hóa được đánh giá cao hơn đáng kể (27%) so với nhóm còn lại.

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng tôi đã phỏng vấn tất cả 96 người tham gia sau khi thí nghiệm, yêu cầu họ mô tả cách họ tạo ra những ý tưởng. Kết quả cho thấy nhiều người tham gia đã thực sự áp dụng kiến ​​thức chênh lệch (ví dụ, “quan niệm cửa hàng cách tân như chuỗi siêu thị Châu Á hoàn toàn không thấy ở Vienna”) và kết nối sáng tạo (ví dụ, “  Ở Pháp, tôi đã thấy rất nhiều nơi tất cả nhân viên đều mang giày trượt patin... Tôi cũng muốn sử dụng ý tưởng ấn tượng này”) để tạo ra cơ hội kinh doanh có lợi nhuận.

Chúng tôi phát hiện rằng kinh nghiệm giao thoa văn hóa làm tăng khả năng nhận dạng cơ hội  cho các doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách. Các doanh nhân và nhà quản lý có thể chủ động tìm kiếm để xây dựng kinh nghiệm như vậy bằng cách sống ở nước ngoài và xây dựng hệ thống so sánh những gì họ quan sát ở các thị trường khác.

Đối với công ty, bên cạnh các tác động tích cực mà kinh nghiệm giao thoa văn hóa mang lại, đồng thời cũng tồn tại những mặt có hại. Nếu những ý tưởng tốt của nhân viên nước ngoài không nhận được trao cho cơ hội tốt tại công ty, họ có thể chọn cách phát triển ý tưởng mà không cần đến công ty. Nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều người chọn cách rời bỏ công ty sau khi hoàn thành tu nghiệp tại nước ngoài khi họ bị thiếu cơ hội thăng tiến và sự thấu hiểu trong công việc.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng mở rộng đến các lĩnh vực về chính sách nhập cư. Liên Hiệp Quốc ước tính rằng trên toàn thế giới có hơn 240 triệu người tị nạn, người di cư tạm thời hoặc vĩnh viễn. Kết quả nghiên cứu giúp nổi bật các hiệu ứng tích cực mà người nhập cư có thể có. Di cư có thể giúp nuôi dưỡng khả năng kinh doanh bằng cách thúc đẩy việc học tập và áp dụng các kiến ​​thức giao thoa văn hóa, giúp con người xác định chính xác cơ hội thành công.

Kể từ khi việc nhập cư bị một số người xem như mối đe dọa, chúng tôi hy vọng cung cấp thêm cái nhìn sâu sắc về người nhập cư, rằng họ có thể giúp tăng lợi ích trong các cơ hội kinh doanh. Điều này cũng gợi ý rằng ngân sách quốc gia có thể được  sử dụng tốt hơn nếu xây dựng vườn ươm cho các doanh nhân nhập cư,  hơn là đổ vào việc xây dựng bức tường biên giới.

 

  • Tham khảo link gốc tại https://hbr.org/2016/10/why-are-immigrants-more-entrepreneurial